Bất lực nhìn chồng tàn phế vì không có tiền chữa trị
"Cuối năm đào đường" là nỗi ám ảnh của nhiều người dân, khi trong những ngày giáp tết nhưng một số tuyến đường ở TP.HCM vẫn bị đào xới, với nhiều lô cốt gây khó khăn trong di chuyển, xáo trộn cuộc sống và kinh doanh của người dân. Phóng viên Báo Thanh Niên đã có mặt để ghi nhận thực trạng.Vẫn là câu chuyện về Nghị định 168 xoay quanh mức phạt nặng, trong đó có lỗi vượt đèn đỏ. Một bài đăng trên mạng xã hội mới đây đã gây bão với nhiều tranh cãi khi cho rằng dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường cũng là vượt đèn đỏ và đã vi phạm luật giao thông, có thể phạt đến 20 triệu đồng. Tính xác thực của thông tin này ra sao, đại diện CSGT đã lên tiếng.Đội mũ điệu đà, đôi mắt long lanh, thân mình uốn lượn mềm mại..., hình ảnh linh vật rắn này có vẻ ngoài khác hẳn hình ảnh rắn dữ tợn thường thấy. Nhưng đây cũng là nhân vật đang gây bão mạng những ngày qua đến từ Quảng Trị - địa phương được chờ đợi nhất mỗi dịp công bố hình ảnh linh vật cho dịp Tết Nguyên đán. Chủ nhân tạo ra linh vật đáng yêu này cũng đã lộ diện.Giữa vụ cháy rừng kinh hoàng tại Los Angeles, hình ảnh tấm biển Hollywood nổi tiếng chìm trong biển lửa đang khiến dư luận xôn xao suốt những giờ qua. Vậy sự thật là gì?Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên.Doanh số smartphone Android tăng trưởng mạnh trong năm 2024
“Là một giảng viên, mình hiểu được việc thông báo kịp thời này sẽ giảm tỉ lệ sinh viên bị hủy học phần do quên đóng học phí đúng hạn. Đồng thời, những sinh viên khó khăn có thể gia hạn học phí theo quy định của trường. Cho nên, việc này xuất phát từ động cơ muốn hỗ trợ chứ không chủ đích cảnh báo hoặc hạ thấp uy tín sinh viên nhằm thúc đẩy tiến độ đóng học phí. Tuy nhiên, mình nghĩ các trường nên xem lại hình thức thông báo về học phí đến sinh viên một cách cá nhân hóa hơn”, thạc sĩ Vĩnh Nghi cho hay.
Samsung dùng AI để thiết kế chip di động 3nm đầu tiên
Vào rạng sáng 10.3, Dương Mịch đã đúng giờ gửi lời chúc mừng sinh nhật đến Lưu Thi Thi: "Chúc mừng sinh nhật, tiểu Lưu thân yêu! Chúc cậu luôn khỏe mạnh, bình an và thuận lợi!", một lời chúc đơn giản nhưng chứa đựng sự ấm áp. Đây đã là năm thứ tư liên tiếp Dương Mịch giữ thói quen này, khiến người hâm mộ không khỏi xúc động trước tình bạn kéo dài gần 2 thập kỷ giữa hai nữ diễn viên. Tình bạn giữa Dương Mịch và Lưu Thi Thi bắt đầu từ năm 2008, khi cả hai cùng tham gia Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Lúc đó, Dương Mịch đảm nhận vai Tuyết Kiến sắc sảo, còn Lưu Thi Thi hóa thân thành Long Quỳ dịu dàng. Sự đối lập trong tính cách nhân vật cũng phản ánh phần nào con người thật của họ ngoài đời, một Dương Mịch thẳng thắn, hoạt bát và một Lưu Thi Thi điềm đạm, kín tiếng. Sự bù trừ hoàn hảo này đã giúp họ nhanh chóng trở thành bạn thân, thậm chí Lưu Thi Thi từng hài hước chia sẻ: "Tôi và Dương Mịch là nhất kiến chung tình".Tuy nhiên, không lâu sau, mối quan hệ của họ dần vướng phải những tin đồn rạn nứt. Năm 2011, cả hai đều vươn lên hàng sao hạng A với hai bộ phim "đại bạo", Dương Mịch với Cung Tỏa Tâm Ngọc, Lưu Thi Thi với Bộ Bộ Kinh Tâm. Sự thành công song song này vô tình đặt họ vào thế cạnh tranh, khiến những đồn đoán về sự xa cách giữa hai người ngày càng lan rộng. Đặc biệt, vào năm 2016, khi Lưu Thi Thi kết hôn với Ngô Kỳ Long nhưng không mời Dương Mịch tham dự, nhiều người tin rằng tình bạn này đã thực sự chấm dứt.Tưởng chừng mối quan hệ "tỷ muội thân thiết" ngày nào sẽ mãi trôi vào dĩ vãng, nhưng đến năm 2019, Dương Mịch và Lưu Thi Thi bất ngờ bị bắt gặp đi dạo cùng nhau trong công viên. Không dừng lại ở đó, Dương Mịch còn bao trọn rạp để ủng hộ bộ phim mới của Lưu Thi Thi, khiến dân mạng xôn xao về khả năng "nối lại tình xưa". Kể từ năm 2022, mỗi dịp sinh nhật Lưu Thi Thi, Dương Mịch đều kiên trì gửi lời chúc mừng đúng giờ, thậm chí còn chuyển từ cách gọi trang trọng "Thi Thi" sang biệt danh thân mật "tiểu Lưu". Cả hai cũng không ngần ngại đăng ảnh chụp chung, thay vì chỉ là những tấm hình cũ từ thời mới vào nghề. Những hành động này khiến người hâm mộ không khỏi xúc động, thậm chí còn trêu đùa rằng họ giống như một cặp đôi "gương vỡ lại lành".Không chỉ gắn bó trong cuộc sống cá nhân, Dương Mịch và Lưu Thi Thi còn có điểm chung trong sự nghiệp khi cả hai đang bước vào giai đoạn chuyển mình đầy thách thức. Lưu Thi Thi sau khi sinh con đã trở lại màn ảnh nhỏ với hàng loạt bộ phim cổ trang như Nhất Niệm Quan Sơn, Chưởng Tâm, nhưng diễn xuất của cô lại gây nhiều tranh cãi. Nhiều khán giả cho rằng ánh mắt cô thiếu cảm xúc, thoại không rõ ràng, khiến hình ảnh nàng "Nhược Hy" năm nào dần mất đi hào quang. Dương Mịch cũng không khá hơn khi tần suất đóng phim giảm mạnh. Tác phẩm mới không đạt được kỳ vọng, bị đánh giá là kịch bản nhạt nhòa, diễn xuất thiếu sự mới mẻ.Dù vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, Dương Mịch và Lưu Thi Thi vẫn đang nỗ lực khẳng định bản thân. Họ không còn là những tiểu hoa đán trẻ trung cạnh tranh nhau trên màn ảnh mà đang dần bước vào thời kỳ chín muồi, nơi kinh nghiệm và khí chất quan trọng hơn nhan sắc. Tình bạn của Dương Mịch và Lưu Thi Thi cũng phần nào phản ánh thực tế khắc nghiệt của lứa tiểu hoa đán 8X trong làng giải trí Hoa ngữ.
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép…
Truy tố 2 người chiếm đoạt sim điện thoại, bị rút hơn 5,3 tỉ đồng
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.